
Cán bộ là gì ? Tìm hiểu về công tác cán bộ xếp lương ra sao?
Hiện nay, bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đang chiếm số lượng đông đảo. Tuy nhiên, việc phân biệt rõ về các đối tượng này không phải là điều dễ dàng.
XEM THÊM: Thông tuyến bảo hiểm y tế tỉnh trong toàn quốc từ 1/1/2022
Cán bộ là gì?
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Có thể thấy rằng cán bộ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại của bộ máy nhà nước, là những người sẽ góp phần thực hiện được những mục tiêu xây dựng đất nước được nhân dân tin tưởng gửi gắm vào những cán bộ ưu tú nhất, có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm to lớn này.
Muốn xây dựng được nhà nước vững mạnh, có thể sánh vai với cường quốc năm châu, chúng ta cần xây dựng hệ thống gốc vững chắc, chính là từ việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, hay còn gọi là công tác cán bộ – một trong các quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng Đảng.

Cán bộ là gì ? Tìm hiểu về công tác cán bộ xếp lương ra sao?
Như Bác đã dạy” Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây- Vì lợi ích tram năm thì phải trồng người”. Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, không ngừng kiểm tra, củng cố công tác cán bộ là việc tất yếu Đảng và Nhà nước cần thực hiện.
Cùng maylocnuocdiengiai.vn phân biệt cán bộ, công chức, viên chức qua các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí |
Cán bộ |
Công chức |
Viên chức |
Căn cứ |
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi năm 2019 | Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi năm 2019
Nghị định 138/2020 |
Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019
Nghị định số 115 năm 2020 |
Định nghĩa |
– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
(căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) – Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức, chính trị xã hội (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). |
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:
+ Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; + Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; + Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. (căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019). – Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ,công chức năm 2008). |
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.
(căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010) |
Nơi công tác |
Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
|
– Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); – Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an). |
Trong các đơn vị sự nghiệp công lập |
Nguồn gốc |
Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế. | Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế. | Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng. |
Biên chế |
Trong biên chế | Trong biên chế | Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ:
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện; – Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; – Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. |
Tập sự |
Không phải tập sự | – 12 tháng với công chức loại C.
– 06 tháng với công chức loại D. |
– 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng;
– 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng; – 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp. |
Hợp đồng làm việc |
Không làm việc theo chế độ hợp đồng | Không làm việc theo chế độ hợp đồng | Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc |
Tiền lương |
Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước | Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước | Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập |
Bảo hiểm thất nghiệp |
Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp | Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp | Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp |
Hình thức kỷ luật |
– Khiển trách
– Cảnh cáo – Cách chức – Bãi nhiệm |
– Khiển trách
– Cảnh cáo – Hạ bậc lương – Giáng chức – Cách chức – Buộc thôi việc |
– Khiển trách
– Cảnh cáo – Cách chức – Buộc thôi việc |
XEM THÊM: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật mới nhất năm 2022
Nghĩa vụ của cán bộ?
Vậy nghĩa vụ của cán bộ là gì? Ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tại phần bài viết này.
Nghĩa vụ của cán bộ đó chính là:
– Đối với Đảng, Nhà nước và toàn nhân dân:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước; bằng mọi giá phải bảo vệ danh dự quốc gia và lợi ích của toàn dân tộc
+ Tôn trọng nhân dân và tận tâm phục vụ nhân dân
– Trên cương vị là người đứng đầu, cán bộ có nghĩa vụ:
+ Chỉ đạo tổ chức để thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ được giao và phải đứng ra chịu trách nhiệm về kết quả của quá trình hoạt động đó của đơn vị, tổ chức hay cơ quan mình;
+ Tổ chức việc thực hiện những biện pháp nhằm phòng, chống tham nhũng, quan liêu; tiến hành thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí
Và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu như để xảy ra sự việc tham nhũng, lãng phi hay tình trạng quan liêu tại đơn vị, cơ quan, tổ chức của mình.
XEM THÊM: Mẫu hợp đồng thuê đất cho cá nhân, tổ chức hiện nay!
– Những nghĩa vụ khác có quy định rõ trong Luật cán bộ, công chức hiện hành.
Trên đây là toàn bộ bài viết có cung cấp những nội dung liên quan đến vấn đề cán bộ là gì?
Như vậy, công tác cán bộ có hoạt động tốt thì Đảng và Nhà nước mới có thể phát triển bền vững được, vì vậy công tác cán bộ càng phải được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới.
#Cán bộ là những ai
#Cán bộ là gì ví dụ
#Luật cán bộ, công chức
#Công tác cán bộ là gì
#Đội ngũ cán bộ là gì
#Vai trò của cán bộ là gì
#Bộ là gì
#Khái niệm công tác cán bộ là gì